Tiến sĩ Rahel Zewude, chuyên gia về bệnh truyền nhiễm tại Đại học Toronto, kể với CNN: “Bà ấy đã gặp bác sĩ gia đình nhiều lần và đến phòng cấp cứu 7 lần trong 2 năm”. Mặc dù bà không uống rượu nhưng nồng độ cồn trong máu tăng cao và hơi thở cũng có mùi rượu. Cả người phụ nữ và gia đình liên tục khẳng định bà không uống rượu vì lý do tôn giáo.
Tuy nhiên, sau mỗi lần đến bệnh viện, bà đều được xuất viện với chẩn đoán ngộ độc rượu. Khi về nhà, bà cần nghỉ làm tới 2 tuần để hồi phục. Trong thời gian này, bà ăn rất ít. Sau đó 1-2 tháng, các triệu chứng say rượu của bà lại tái phát. Bà thậm chí còn được khám sức khỏe tâm thần.
Mãi đến khi bệnh nhân được cấp cứu lần thứ 7, bác sĩ mới nghĩ rằng hội chứng tự sinh rượu có thể là nguyên nhân gây ra các triệu chứng kỳ lạ đó. Bà được kê đơn thuốc và giới thiệu đến một chuyên gia dinh dưỡng. Vị chuyên gia phát hiện những bữa ăn chứa nhiều tinh bột sẽ khiến nồng độ cồn trong máu của người phụ nữ tăng nhanh.
Sau khi người bệnh thực hiện chế độ ăn kiêng low-carb (ít tinh bột) trong một tháng và dùng thuốc chống nấm, các triệu chứng đã biến mất và không xuất hiện trong 4 tháng. Nhưng khi quay lại ăn thực phẩm chứa tinh bột, bà tái phát chứng nói ngọng và buồn ngủ dẫn đến té ngã.
Tiến sĩ Zewude viết trên tạp chí của Hiệp hội Y khoa Canada: "Hội chứng tự sinh rượu gây ra những hậu quả đáng kể về mặt xã hội, pháp lý, y tế cho bệnh nhân và người thân của họ”.
Theo vị tiến sĩ trên, chuỗi triệu chứng say rượu của bệnh nhân bắt đầu sau khi bà dùng nhiều đợt kháng sinh để điều trị nhiễm trùng đường tiết niệu cùng với thuốc ức chế bơm proton để giảm lượng axit trong dạ dày. Thuốc kháng sinh tiêu diệt vi khuẩn có lợi trong ruột và tạo điều kiện cho nấm có hại xâm chiếm. Nấm biến tinh bột trong thức ăn thành cồn.
Với trẻ nhỏ, nếu tình trạng nín tiểu tiện, đại tiện diễn ra thường xuyên sẽ gây ra nhiều tác hại. Trước hết, trẻ sẽ kém tập trung, giảm chú ý khi học tập bởi phải kìm nén nhu cầu sinh lý, sau đó, trẻ dễ mắc các bệnh nguy hiểm. Trẻ nín đi tiêu, tiểu dễ dẫn đến tình trạng nhiễm trùng đường tiểu, đặc biệt ở học sinh nữ bởi niệu đạo của nữ giới ngắn hơn nam giới.
Nâng cao kiến thức phòng, chống nhiễm khuẩn đường tiết niệu - loại bệnh học đường dễ gặp
Một trong những mục tiêu được đặt ra trong Chương trình Sức khỏe học đường giai đoạn 2021-2025 là: 100% trường học có nhà vệ sinh cho học sinh, trong đó 50% trường học có đủ nhà vệ sinh cho học sinh theo quy định và 80% nhà vệ sinh bảo đảm điều kiện hợp vệ sinh.
Nhà vệ sinh xanh, sạch, thân thiện là niềm mơ ước và nhu cầu chính đáng của học sinh, để đảm bảo trẻ được chăm sóc, bảo vệ sức khỏe ngay trong trường học, trước hết là thoát nỗi e ngại "giải quyết nỗi buồn" khi có nhu cầu.
Bên cạnh đó, cha mẹ, thầy cô giáo và học sinh cũng cần được tuyên truyền, giáo dục về sức khỏe và nâng cao kiến thức phòng, chống bệnh, tật học đường, trong đó có bệnh nhiễm khuẩn đường tiết niệu, một căn bệnh học đường dễ gặp.
Theo đó, nếu trẻ có cảm giác đau đớn, bỏng rát, luôn luôn muốn đi tiểu, đó có thể là dấu hiệu của bệnh nhiễm khuẩn đường tiết niệu. Dấu hiệu thường gặp là trẻ đi tiểu không tự chủ, đi tiểu thường xuyên; đau khi đi tiểu, tiểu rát, nhiều khi sợ không dám đi tiểu. Máu trong nước tiểu hoặc nước tiểu đục, có mùi hôi. Ngoài ra, trẻ có thể buồn nôn và nôn; mệt mỏi, ăn kém; sốt, ớn lạnh.
Viêm đường tiết niệu ở trẻ nếu không được điều trị kịp thời có thể dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm như viêm thận kẽ, viêm quanh thận, trào ngược bàng quang niệu quản gây suy thận; áp-xe thận; thận bị ứ nước, ứ mủ… Đôi khi phải cắt bỏ thận do thận hỏng, mất chức năng. Do vậy, bệnh cần được nhận biết sớm để điều trị kịp thời.
" alt=""/>Căn bệnh học đường có thể xảy ra nếu học sinh duy trì thói quen nhịn tiểu tiệnThực sự khó kiếm xe giá tốt vào thời điểm này. Đó là chia sẻ của anh Trần Minh Tuấn (phố Nguyễn Thái Học, Hà Nội.
Anh Tuấn kể rằng do mua hụt đợt xe mới lắp ráp ưu đãi phí trước bạ, anh đành chuyển sang tìm xe cũ trên 1 tỷ đồng để dùng dịp Tết, nhưng cả tuần dạo các phố xe cũ không kiếm được chiếc nào.
Anh Tuấn nói: “Tôi nhắm chiếc Ford Everest Titanium 4WD đời 2018 vì xe mới hiện đã hết hàng, nhưng rất ít cửa hàng xe cũ có loại này. Mãi mới tìm được một nơi bán ở Tôn Thất Thuyết thì chủ đòi giá 1,3 tỷ đồng. Giá này đắt hơn cách đây mấy tháng khoảng 20 triệu đồng. Trong khi xe mới 2021 nhiều trang bị hơn giá là 1,4 tỷ đồng”.
Anh Tuấn cho biết có thể Tết này anh tạm thời chưa mua xe để chờ xe mới về, đồng thời nhu cầu đi lại cũng giảm xuống do dịch Covid-19 đang diễn biến phức tạp.
Cùng hoàn cảnh “hết xe để bán”, anh Nguyễn Xuân Đạt, chủ showroom ô tô trên đường Lạc Long Quân cho biết hiện cửa hàng còn hai xe Hyundai SantaFe bán từ giờ cho đến lúc nghỉ Tết. “Chiếc Santafe 2019 máy dầu màu đen giá 1 tỷ 120 triệu đồng, chiếc màu trắng máy xăng giá 1 tỷ 60 triệu đồng. Giá không thể giảm hơn bởi xe chỉ còn có vậy, sau Tết cũng chưa chắc có hàng để nhập mới nên tôi không cần hạ giá để đẩy hàng”, anh Đạt nói.
Nguồn nhập hàng giá cao nên thời điểm này showroom xe cũ cũng không mặn mà thu mua thêm hàng. |
Trong khi đó, vốn là dân buôn ô tô tự do, anh Đào Quốc Dương (phố Nguyễn Phúc Lai, Hà Nội) đã "nghỉ Tết" từ...2 tháng nay.
Anh Dương chia sẻ: “Giá xe mới giảm khiến người dân cũng không mặn mà bán xe cũ. Nguồn lấy xe cũng tăng giá nên tôi không buôn xe dịp này. Trước đây tháng nào tôi cũng bán 1 đến 2 xe như Toyota Fortuner, Honda CR-V nhưng giờ sợ nhập vào giá cao không bán được lỗ. Mấy tháng nay tôi tạm chuyển sang làm dịch vụ chạy giấy tờ cho khách là chính”.
Nhận định về thị trường xe cũ cao cấp hiện nay, anh Đạt cho rằng chỉ có phân khúc xe giá rẻ, dưới 500 triệu là vẫn nhộn nhịp quanh năm, riêng phân khúc xe trên 1 tỷ đồng sẽ chỉ trở lại từ đầu Quý 2 như thường lệ khi người dân cần vốn làm ăn, nguồn cung xe mua lại mới dồi dào. Tuy nhiên, anh Đạt cũng lo lắng nếu dịch Covid-19 tiếp diễn giống năm 2020 thì rất có thể phải qua hè 2021, thị trường mới khởi sắc được.
Đình Quý
Bạn có trải nghiệm gì về việc đi mua ô tô của mình? Hãy chia sẻ bài viết về Ban Ô tô xe máy theo email: [email protected]. Các nội dung phù hợp sẽ được đăng tải. Xin cảm ơn!
Dưới đây là các kinh nghiệm “xương máu” để tránh bị hớ khi mua xe ô tô cũ.
" alt=""/>ô tô cũ trên 1 tỷ đồng khan hàng